09:05 08/05/2024

Bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số: Cần mô hình hiệu quả

Trang phục của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa lưu giữ giá trị tinh thần quý báu, bản sắc riêng của các tộc người. Tuy nhiên, những năm qua, các di sản này đang bị mai một dần, rất cần những động thái quan tâm, những mô hình hiệu quả để bảo tồn và phát huy.

Nguy cơ mai một

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng đang được chú trọng bảo tồn và phát huy từ trang phục, các nghề thủ công truyền thống, các trò chơi, dân ca…

Trong số ấy, trang phục dân tộc chiếm vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần của mỗi dân tộc và đều mang vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, những năm qua, dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin hiện nay, sự giao thoa, du nhập văn hóa của các vùng miền đang có xu hướng lấn át, làm mờ nhạt văn hóa bản địa. Trang phục dân tộc cũng là một trong những yếu tố bị ảnh hưởng mạnh mẽ, đang có nguy cơ mai một, đặc biệt đối với trang phục của nhóm dân tộc thiểu số có dân số ít dưới 50.000 người.

Tại một số địa phương là nơi sinh sống của các đồng bào thiểu số như Thái Nguyên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình…, những năm qua đã nhận thấy sự vắng bóng đáng lo ngại của trang phục dân tộc, thay vào đó là trang phục hiện đại của người Kinh, thậm chí các phong cách quần áo mang đậm nét thời trang nước ngoài du nhập vào Việt Nam, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên.

Đơn cử, trang phục của đồng bào người Dao trước kia được sử dụng khá phổ biến, được đánh giá là một trong những trang phục dân tộc rất đặc trưng, rất đẹp, nhiều lần xuất hiện trong phim ảnh, các MV ca nhạc. Nhưng mấy năm nay, trang phục Dao truyền thống dần ít được sử dụng. Ngoài bộ phận thanh, thiếu niên thích mặc trang phục hiện đại, một bộ phận không nhỏ người Dao mặc trang phục truyền thống nhưng trên chất liệu công nghiệp. Hiện rất ít nhóm người Dao còn trồng bông, dệt vải, tự túc đồ mặc. Một số nhóm không còn khung dệt, thay vào đó là máy khâu hiện đại. Kỹ thuật chế biến thuốc nhuộm theo phương pháp cổ truyền dần dần mất đi, người dân không còn trồng chàm mà mua cao chàm bán sẵn hoặc mua vải nhuộm sẵn màu chàm. Trước đây, bé gái người Dao ở độ tuổi lên sáu, bảy đều tự thêu được đồ. Bây giờ các thiếu nữ Dao thay thêu thùa họa tiết bằng vải in hoa sẵn, thậm chí không tự may thêu được quần áo nữa.

Hoặc như người Sán Dìu sống quanh chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với khoảng 35.000 người, thường ngày họ đều mặc trang phục hiện đại, chỉ lễ, Tết hay dịp đặc biệt mới mặc trang phục truyền thống dân tộc.

Với dân tộc Tây Nguyên, những bộ xà rông nổi tiếng được dệt bằng vải thổ cẩm ngày trước nay cũng dần bị thay thế bằng vải công nghiệp, dệt in sẵn. Ngoài ra còn hiện tượng “biến tấu” một cách đáng buồn các trang phục truyền thống của dân tộc, như kết hợp áo truyền thống với quần jean, đi dép lê, cắt tà áo cho ngắn đi…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mai một trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh sự giao thoa văn hóa, tác động của công nghệ 4.0, sự phát triển của công nghiệp may mặc, còn phải kể đến sự bất tiện của một số trang phục dân tộc, hoặc giá thành đắt đỏ của mỗi sản phẩm…

Cần mô hình hiệu quả

Từ năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Thời gian thực hiện của Đề án từ năm 2019 đến năm 2030 với mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh việc đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai các mô hình hiệu quả nhằm bảo tồn trang phục dân tộc. Đơn cử, tỉnh Bắc Kạn có 34 dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm tỉ trọng lớn nhất là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa đã nhanh chóng triển khai Đề án bằng những hành động tích cực như tiến hành khảo sát, kiểm kê, đánh giá trang phục truyền thống của các dân tộc, lên phương án bảo tồn. Trong 2 năm triển khai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các huyện Ba Bể, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn xây dựng được 3 cụm pa nô tuyên truyền về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số; phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lựa chọn 8 thôn thuộc 8 huyện, thành phố để tổ chức tập luyện, trình diễn trang phục truyền thống lồng ghép trong chương trình văn nghệ chào mừng của Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022…

Trên địa bàn tỉnh, trang phục truyền thống của dân tộc Tày tại các địa phương đến thời điểm hiện tại vẫn được bảo tồn khá tốt. Trang phục truyền thống của người Sán Chay (Sán Chỉ) ở xã Bộc Bố (Pác Nặm) còn được sử dụng và bảo tồn khá nguyên vẹn, trang phục được sử dụng khá thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày, các sự kiện quan trọng như lễ, Tết, các dịp sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương, thậm chí cả khi đi chợ phiên…

Một mô hình khác tại Sóc Trăng, những người quản lý văn hóa đã khuyến khích dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống ở những điểm du lịch, để chụp ảnh cưới, chụp ảnh lưu niệm; Tổ chức các chương trình trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với lễ hội văn hóa, sự kiện của địa phương. Trang phục truyền thống cũng được đưa vào trường học thông qua việc Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng đã tặng 600 bộ trang phục truyền thống (nam, nữ) dân tộc Khmer cho học sinh dân tộc các trường dân tộc nội trú.

Theo Tiến sĩ Phạm Cao Quý, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để bảo vệ và phát huy được di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống, trước hết cần nâng cao và thay đổi nhận thức của xã hội về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, cần duy trì tập quán sử dụng trang phục thông qua việc gìn giữ, thực hành các truyền thống văn hóa khác nhằm tạo môi trường, không gian, điều kiện để di sản văn hóa trang phục truyền thống của cộng đồng, dân tộc ngày càng gắn bó và hiện hữu trong các hoạt động văn hóa này. Mặt khác, những mô hình bảo tồn đã được áp dụng hiệu quả tại các địa phương cũng cần được học hỏi, nhân rộng, đặc biệt tại các nơi đang có nguy cơ cao biến mất trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

Đông Phương

Theo Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

“Cơn sốt vé” Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024: Dân mạng “hóng” từng giờ, fan tranh nhau săn vé

14:33 26/11/2024

Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 đang trở thành tâm điểm chú ý không chỉ bởi quy mô tổ chức khủng mà còn bởi sức hút từ dàn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam. Ngày 15/12/2024 tại TP Hạ Long, sự kiện hứa hẹn sẽ là đêm hội sắc đẹp và âm nhạc đỉnh cao.

Hoa hậu Quốc tế 2024 Thanh Thủy ấp ủ ý tưởng về dự án kết nối văn hóa Việt – Nhật

06:35 20/11/2024

Trong 1 năm đương nhiệm, Thanh Thủy ấp ủ ý tưởng về dự án kết nối văn hóa Việt – Nhật như giao lưu với cộng đồng người Việt, tổ chức những buổi gặp gỡ, kết nối du học sinh.

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy được khán giả chào đón khi về Việt Nam

17:30 18/11/2024

Sáng 18/11, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam. Cô được khán giả chào đón khi xuất hiện trên các tuyến đường trung tâm TP HCM.

Thanh Thủy được chú ý ở Hoa hậu Quốc tế

15:30 01/11/2024

Trong ngày đầu tiên nhập cuộc Miss International (Hoa hậu Quốc tế) 2024, Hoa hậu Thanh Thủy tạo dấu ấn khi thay đổi nhiều bộ trang phục ấn tượng, tự tin giao tiếp cùng đại diện các nước.

Hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ mặc áo dài, khoác phượng bào khi đăng quang

16:30 23/10/2024

Theo ban tổ chức, điểm độc đáo của cuộc thi là dùng mã tỉnh thành để làm số báo danh cho thí sinh. Ngoài ra, trong đêm chung kết, thí sinh đăng quang sẽ mặc áo dài, khoác phượng bào.

Thí sinh Miss Cosmo 2024 trong bộ sưu tập mang đậm nét văn hóa Việt tại Tràng An, Ninh Bình

14:02 22/09/2024

Sau đêm thi Trang phục Dân tộc đầy ấn tượng, chiều 20/09/2024, các thí sinh Miss Cosmo 2024 tiếp tục tham gia trình diễn trong Fashion Show “Hello Cosmo From Vietnam” diễn ra tại Khê Cốc, thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình.

Áo dài Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

18:34 13/08/2024

Ngày 12/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian – Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục lan tỏa thông điệp về pháp luật trong cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia

14:33 06/08/2024

Tối ngày 04/8/2024, Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam năm 2024 – Miss Grand Vietnam 2024 diễn ra tại NovaWorld Phan Thiet (tỉnh Bình Thuận) thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

Công bố lịch trình cuộc thi hoa hậu Hoàn vũ 2024 và đại diện hình ảnh Văn hoá du lịch Ninh Bình

11:05 31/07/2024

Ngày 30/7, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chính thức công bố với báo giới lịch trình hoạt động của Cuộc thi Miss Cosmo (Hoa hậu Hoàn vũ 2024) và công bố đại diện hình ảnh Văn hóa du lịch tỉnh Ninh Bình.

Phía sau trào lưu cổ phục “xuyên không”

10:25 03/06/2024

Trong xu hướng “biến hình” trên nền tảng tiktok thời gian qua, nhiều bộ trang phục “dân tộc thiểu số” là sản phẩm của việc kết hợp nhiều trang phục lấy cảm hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau…

“Phụ nữ Việt Nam – Khỏe đẹp để tỏa sáng”

16:10 14/05/2024

Chiều nay (14/3), tại khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake, NSƯT Chiều Xuân, NTK Hoàng Ly, Doanh nhân Nguyễn Bá Phương, Doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên, Doanh nhân Hoàng Hiền đã cùng tham dự Talk show: “Phụ nữ Việt: Khỏe- Đẹp để toả sáng”. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp thực hiện.

Xác lập kỷ lục số lượng người mặc Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài

16:05 13/05/2024

Trong khuôn khổ Lễ hội Tết Xuân Quê hương 2024 diễn ra tại Fukuoka, Nhật Bản, kỷ lục số lượng người mặc Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài được xác lập với sự tham gia của 1.500 người…

30 người đẹp tranh tài tại đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024

11:05 13/05/2024

Tối 12/5, chương trình Chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 đã diễn ra tại Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) với sự tranh tài của 30 người đẹp.

Người Dao Tiền gìn giữ trang phục truyền thống: Nỗ lực trao sức sống mới cho di sản

10:28 13/05/2024

Một trong những điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt của người Dao Tiền tỉnh Cao Bằng là trang phục. Trang phục dân tộc Dao Tiền nhã nhặn chàm và trắng, tinh tế với kỹ thuật nhuộm chàm và vẽ bằng sáp ong độc đáo hàng trăm năm.

Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6

09:15 13/05/2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới ban hành kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.

Gìn giữ nét đẹp khăn piêu

07:45 13/05/2024

Chiếc khăn piêu không chỉ góp phần làm đẹp cho bộ trang phục truyền thống của người Thái mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, nhiều câu lạc bộ dệt thổ cẩm dân tộc Thái được thành lập với mong muốn gìn giữ nét đẹp trên.

Trình diễn trang phục K’ho trên đường phố Đà Lạt

15:45 11/05/2024

Nằm trong chuỗi hoạt động Cung đường nghệ thuật mang chủ đề City of Arts Dalat, Street Fashion Show – Chương trình biểu diễn thời trang trên phố gồm 48 bộ trang phục đem đến một cái nhìn mới về trang phục, người con gái K’ho, hiện đại trẻ trung nhưng không kém phần mộc mạc đặc trưng.

Chuyện ít biết về trang phục thờ Mẫu

13:57 10/05/2024

Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Nét đẹp văn hóa Việt Nam – phục trang đạo Mẫu góp phần vào việc UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Du khách thích thú khi trải nghiệm Cổ phục Việt Nam

15:23 09/05/2024

Trào lưu mặc Cổ phục Việt là một trong những điểm nhấn văn hóa đặc sắc thu hút rất nhiều các bạn trẻ cũng như du khách nước ngoài tham gia trải nghiệm khi đến thăm quan khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sẽ đăng quang trong trang phục áo dài Việt Nam

21:10 08/05/2024

Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam là cuộc thi nhan sắc tổ chức năm đầu tiên với thông điệp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí “công – dung – ngôn – hạnh” thời hiện đại. Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sẽ đăng quang trong trang phục áo dài Việt Nam.

Tuần Lễ Áo Dài Cộng Đồng Huế 2024 có điều gì hấp dẫn?

17:48 08/05/2024

Nhằm tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của tà Áo dài, “Tuần Lễ Áo Dài Cộng Đồng Huế 2024” sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 6. Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến mục tiêu xây dựng “Huế – Kinh đô Áo Dài Việt Nam”

Đừng nhân danh cách tân để làm biến dạng trang phục truyền thống

17:34 08/05/2024

Áo yếm là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. Gần đây, áo yếm có dấu hiệu bị biến tướng thành trang phục lộ liễu phản cảm trên sàn diễn thời trang hoặc nhiều bộ ảnh hiện nay.

“Tứ thân” truyền thông điệp gìn giữ gìn văn hóa truyền thống

17:33 08/05/2024

Qua bài hát “Tứ thân”, An Thu An muốn gửi đến mọi người về những giá trị truyền thống, lồng vào đó những thông điệp về quảng bá du lịch văn hóa.

Chốt danh sách đại diện Việt Nam tại Miss International 2024 và Miss World lần thứ 72

17:31 08/05/2024

Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy, Huỳnh Trần Ý Nhi lần lượt là đại diện Việt Nam tại Miss International 2024 và Miss World lần thứ 72.

Sức sống trẻ trong trang phục dân tộc

17:27 08/05/2024

Đi ngược với xu hướng của thời đại, hiện nay rất nhiều người trẻ không chỉ chú ý đến quần bò, áo phông mà “quay ngược thời gian”, để dành tình yêu cho những bộ trang phục cổ truyền của dân tộc.

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa trang phục truyền thống các dân tộc Lào Cai 2024

06:30 08/05/2024

Ngày 15/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc năm 2024”, nhằm tôn vinh và lan tỏa vẻ đẹp, giá trị văn hóa trang phục các dân tộc ở địa phương.

“Thời trang nhanh” vẫn được ưa chuộng

13:37 07/05/2024

Khái niệm “thời trang xanh” không còn mới với ngành thời trang quốc tế. Tuy nhiên, điều này vẫn còn khá xa lạ với thời trang trong nước, cần có những người tiên phong dám nghĩ, dám làm để đưa thời trang Việt hội nhập quốc tế.

Vòng bán kết “Hoa hậu du lịch Việt Nam năm 2024” sẽ diễn ra tại Sa Pa

22:22 06/05/2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung vừa ký văn bản đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Bấm để xem thêm