13:57 10/05/2024

Chuyện ít biết về trang phục thờ Mẫu

Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Nét đẹp văn hóa Việt Nam – phục trang đạo Mẫu góp phần vào việc UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ – Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, xanh – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, trắng- Mẫu Đệ Tam Mẫu Thoải, đại diện cho từng cõi. (Ảnh sưu tầm)

Lấp lánh khăn chầu, áo ngự

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Nhắc đến văn hóa, không thể không kể đến Việt Nam – đất nước 54 dân tộc với một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú.

Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cũng từ đó Việt Nam đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng và phát triển văn hóa dân tộc. Đã từ lâu, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và đang thu hút rất nhiều người. Từ thế kỷ 16, thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Là một loại hình tín ngưỡng gắn với đạo thờ Mẫu, thờ Tứ phủ, Nghi lễ hầu đồng đã có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù chưa biết chính xác thời điểm xuất hiện nghi lễ hầu đồng, chỉ biết những nghi lễ này phát triển mạnh mẽ nhất vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Không chỉ là một tín ngưỡng dân gian, hầu đồng thực sự là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo và hấp dẫn. Nghệ thuật này có sự tạo thành từ nhiều yếu tố như âm nhạc, cách trình diễn, lời ca và không thể thiếu đó là trang phục.

Một buổi lễ lên đồng hoàn chỉnh gồm 36 giá đồng, trong đó có giá đồng của Thánh Mẫu, đức Trần Hưng Đạo, các Quan, các Chầu, các Ông hoàng, các Cô, các Cậu và các vị thần là năm ông hổ (Ngũ hổ) và hai ông lốt (Ông lốt rắn). Nghi thức cho mỗi giá đồng khác nhau tùy theo vị trí, thứ bậc và quyền năng của mỗi vị thánh. Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng.

Người ta gọi trang phục trong hầu đồng là khăn chầu áo ngự, là các y phục của chư thánh giá ngự. Các bộ trang phục này rất phong phú nhưng có quy định chặt chẽ về kiểu cách, màu sắc và phục sức đi kèm. Có trang phục nữ của các Chầu Bà, Thánh Cô và cũng có y phục nam của các Quan Lớn, Thánh Cậu. Cũng vì xuất xứ và tích truyện về mỗi vị khác nhau nên các bộ y phục cũng theo đó mà được người sau thể hiện theo. Có vị xuất tích từ miền Nhạc phủ (rừng xanh) như Cô Bé Thượng Ngàn mặc trang phục của người dân tộc, trong khi Cô Đôi Cam Đường lại mặc trang phục áo tứ thân, đeo quang gánh của phụ nữ người Kinh. Trang phục của các giá Chầu Bà thường rất đẹp vì đó là hóa thân của các Mẫu, như trang phục của Chầu Đệ Tam với khăn áo màu trắng cầm quạt trắng lấp lánh tượng trưng cho miền Thoải Phủ. Trang phục của các giá Quan Lớn, Quan Hoàng lại vô cùng uy nghi, đẹp đẽ giống trang phục các vị quan trong triều đại phong kiến.

Ngoài trang phục thì trang sức và các vật đi kèm như quạt, khăn đội đầu, mũ, hài cũng được gia công rất tinh xảo. Có thể kể đến như Cù ngọc, thẻ bài dùng trong các giá Quan, giá Hoàng hay các loại vòng, cài khăn dùng trong các giá Chầu, giá Cô. Các trang sức này được chế tác đẹp và cầu kỳ từ các chất liệu như bạc, đá mầu và ngọc…

Ở chính giữa ban thờ Công đồng, nơi diễn ra nghi thức hầu đồng, ngay phía trước mặt đồng có đặt một chiếc gương, đó chính là tượng trưng cho việc coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoài này. Chiếc gương thánh trước ban thờ Công đồng chỉ được dùng trong nghi thức lên đồng. Khi được hầu dâng giúp mặc đồ hay trước các điệu múa dâng thánh, đồng thường hay ngắm nhìn mình trong gương để bảo đảm họ đã trở nên xinh đẹp như họ mong đợi. Khác với trong đời thường, quá trình thay khăn chầu áo ngự và điểm trang ở đây không mang tính riêng tư, mà được diễn ra trước ban thờ Công đồng, trước mọi người và tại ngay giữa chiếu đồng.

Trang phục, trang sức đẹp góp phần làm cho người thể nhập “bóng Thánh” những người tham dự nghi lễ phấn khích, hào hứng hơn. Nhìn vào hệ thống trang phục và trang sức trong nghi lễ hầu đồng người xem có thể thấy được sự phong phú của trang phục người Việt qua nhiều tộc người và nhiều thời kỳ khác nhau. Có thể nói, yếu tố tạo nên một buổi hầu đồng thành công không thể thiếu trang phục hầu đồng. Những bộ trang phục này không chỉ để giới thiệu cho người xem biết về giá đồng mà còn là hình tượng văn hóa được đúc kết từ nhiều thế hệ của người Việt.

Gìn giữ giá trị y phục của chư thánh giá ngự

GS. TS Nguyễn Viết Hiển cho hay: “Nghi lễ hầu đồng độc đáo với sự tinh tế của nghệ thuật âm nhạc, trang phục và diễn xướng sân khấu đi kèm với sự kỳ ảo của tâm linh huyền bí được coi là nghi thức tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Trang phục, trang sức đẹp góp phần làm cho người thể nhập “bóng Thánh” những người tham dự nghi lễ phấn khích, hào hứng hơn. Nhìn vào hệ thống trang phục và trang sức trong nghi lễ hầu đồng người xem có thể thấy được sự phong phú của trang phục người Việt qua nhiều tộc người và nhiều thời kỳ khác nhau. Trang phục thờ Mẫu có gam màu của âm dương ngũ hành gắn liền với thiên nhiên. Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương. Phục trang thờ Mẫu là nét chấm phá, tô điểm cho một bức tranh đặc sắc của văn hóa truyền thống người Việt.

Bùi Quỳnh Hoa trình diễn trang phục dân tộc Cô sen tại Hoa hậu Hoàn vũ 2023. (ảnh: BTC)

Nghệ sĩ gạo cội Xuân Hinh đã bày tỏ suy nghĩ: “Trên sân khấu hầu đồng những giá Mẫu, giá Chầu, giá Cô là những người mẹ huyền thoại đã được lịch sử hoá và sân khấu hoá, hoá thân thành những vị Thánh Mẫu danh tiếng có công lao xây dựng quê hương, đất nước. Cho nên tôi phải diễn xướng hầu đồng để lưu truyền cho thế hệ trẻ biết được vốn quý của dân tộc”. Với Xuân Hinh, sân khấu luôn được thực hiện một cách trang nghiêm: tâm sáng, y phục chỉn chu, nghiêm túc của người nghệ sĩ. Đặc biệt, với Xuân Hinh, hầu đồng là tín ngưỡng, là nền văn hoá với các hình tượng cao đẹp trong lịch sử mà cần thế hệ trẻ biết đến. Thế hệ trẻ tiếp nối và phát huy các giá trị cao đẹp của văn hoá.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh, nghi lễ hầu đồng là đỉnh cao của giá trị nghệ thuật, của văn hóa tâm linh kết hợp hài hòa giữa “hiển” và “mật”, thể hiện qua y phục, vũ đạo, đạo cụ… Về y phục màu sắc sặc sỡ, chất liệu là gấm vóc thêu thùa cùng đồ phụ kiện tỉ mỉ, tinh xảo. Về vũ đạo thì tư thế, động tác khi hùng dũng, mạnh mẽ; lúc lại khoan thai, đủng đỉnh; có cả sự nhí nhảnh, ngây thơ… Thoáng nhìn tưởng là đơn giản nhưng phân tích ra vô cùng sâu sắc, tạo nên một sự hài hòa giữa cõi hư và cõi thực.

Ở Hà Nội, những người yêu văn hóa Việt và du khách có thể tìm mua khăn chầu, áo ngự ở phố Hàng Quạt. Xa hơn, có thể tìm mua hoặc đặt may ở chợ Vồi (huyện Thường Tín). Quy mô và độ chuyên sâu trong sản xuất trang phục hầu đồng với số lượng lớn, đa dạng mẫu mã phải tới làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến (Thường Tín, Hà Nội). Dù công nghệ thêu bằng máy đã phát triển ở nhiều làng thêu khác nhưng ở Đông Cứu vẫn chung thủy với thêu tay truyền thống.

“Cô Sen” là bộ trang phục dân tộc được lấy cảm hứng từ trang phục hầu đồng trong nghi lễ thờ Mẫu của người Việt. Bộ trang phục này sẽ được Bùi Quỳnh Hoa trình diễn tại Hoa hậu Hoàn vũ – Miss Universe 2023. Bộ trang phục “Cô Sen” được nhà thiết kế Chu Thị Hồng Anh thực hiện kỳ công trên chất liệu chính là lụa và gấm hoa. Dù thổi hơi thở đương đại vào thiết kế nhưng ê kíp vẫn giữ được nét đặc trưng trang phục của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là sắc đỏ thể hiện sự uy quyền và thịnh vượng, cũng là màu của Mẫu Thượng Thiên (một vị mẫu thần thuộc nhánh Tứ Phủ của Đạo Mẫu Việt Nam). Phom dáng bộ trang phục được lấy cảm hứng từ áo tứ thân. Điểm nhấn là các họa tiết thêu hình đôi chim phụng, hoa sen. Bộ trang phục này còn kết hợp với mấn, quạt và đôi hài. Mẫu thiết kế này lấy cảm hứng từ trang phục Thánh Mẫu Liễu Hạnh mặc đi trẩy hội, không phải trang phục lúc bà ngồi trên điện thờ uy nghi. Mẫu thiết kế “Cô Sen” vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa thể hiện nét hiện đại, tươi mới. Bộ trang phục dân tộc này được Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa trình diễn tại Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023, góp phần tôn vinh, lan tỏa nghi lễ hầu đồng đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Ngọn đuốc đỏ của thế hệ trẻ như biểu tượng cho niềm tự hào về nền văn hoá lâu đời, niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dòng máu Lạc Hồng.
Theo Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

“Cơn sốt vé” Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024: Dân mạng “hóng” từng giờ, fan tranh nhau săn vé

14:33 26/11/2024

Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 đang trở thành tâm điểm chú ý không chỉ bởi quy mô tổ chức khủng mà còn bởi sức hút từ dàn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam. Ngày 15/12/2024 tại TP Hạ Long, sự kiện hứa hẹn sẽ là đêm hội sắc đẹp và âm nhạc đỉnh cao.

Hoa hậu Quốc tế 2024 Thanh Thủy ấp ủ ý tưởng về dự án kết nối văn hóa Việt – Nhật

06:35 20/11/2024

Trong 1 năm đương nhiệm, Thanh Thủy ấp ủ ý tưởng về dự án kết nối văn hóa Việt – Nhật như giao lưu với cộng đồng người Việt, tổ chức những buổi gặp gỡ, kết nối du học sinh.

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy được khán giả chào đón khi về Việt Nam

17:30 18/11/2024

Sáng 18/11, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam. Cô được khán giả chào đón khi xuất hiện trên các tuyến đường trung tâm TP HCM.

Thanh Thủy được chú ý ở Hoa hậu Quốc tế

15:30 01/11/2024

Trong ngày đầu tiên nhập cuộc Miss International (Hoa hậu Quốc tế) 2024, Hoa hậu Thanh Thủy tạo dấu ấn khi thay đổi nhiều bộ trang phục ấn tượng, tự tin giao tiếp cùng đại diện các nước.

Hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ mặc áo dài, khoác phượng bào khi đăng quang

16:30 23/10/2024

Theo ban tổ chức, điểm độc đáo của cuộc thi là dùng mã tỉnh thành để làm số báo danh cho thí sinh. Ngoài ra, trong đêm chung kết, thí sinh đăng quang sẽ mặc áo dài, khoác phượng bào.

Thí sinh Miss Cosmo 2024 trong bộ sưu tập mang đậm nét văn hóa Việt tại Tràng An, Ninh Bình

14:02 22/09/2024

Sau đêm thi Trang phục Dân tộc đầy ấn tượng, chiều 20/09/2024, các thí sinh Miss Cosmo 2024 tiếp tục tham gia trình diễn trong Fashion Show “Hello Cosmo From Vietnam” diễn ra tại Khê Cốc, thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình.

Áo dài Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

18:34 13/08/2024

Ngày 12/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian – Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục lan tỏa thông điệp về pháp luật trong cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia

14:33 06/08/2024

Tối ngày 04/8/2024, Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam năm 2024 – Miss Grand Vietnam 2024 diễn ra tại NovaWorld Phan Thiet (tỉnh Bình Thuận) thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

Công bố lịch trình cuộc thi hoa hậu Hoàn vũ 2024 và đại diện hình ảnh Văn hoá du lịch Ninh Bình

11:05 31/07/2024

Ngày 30/7, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chính thức công bố với báo giới lịch trình hoạt động của Cuộc thi Miss Cosmo (Hoa hậu Hoàn vũ 2024) và công bố đại diện hình ảnh Văn hóa du lịch tỉnh Ninh Bình.

Phía sau trào lưu cổ phục “xuyên không”

10:25 03/06/2024

Trong xu hướng “biến hình” trên nền tảng tiktok thời gian qua, nhiều bộ trang phục “dân tộc thiểu số” là sản phẩm của việc kết hợp nhiều trang phục lấy cảm hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau…

“Phụ nữ Việt Nam – Khỏe đẹp để tỏa sáng”

16:10 14/05/2024

Chiều nay (14/3), tại khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake, NSƯT Chiều Xuân, NTK Hoàng Ly, Doanh nhân Nguyễn Bá Phương, Doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên, Doanh nhân Hoàng Hiền đã cùng tham dự Talk show: “Phụ nữ Việt: Khỏe- Đẹp để toả sáng”. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp thực hiện.

Xác lập kỷ lục số lượng người mặc Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài

16:05 13/05/2024

Trong khuôn khổ Lễ hội Tết Xuân Quê hương 2024 diễn ra tại Fukuoka, Nhật Bản, kỷ lục số lượng người mặc Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài được xác lập với sự tham gia của 1.500 người…

30 người đẹp tranh tài tại đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024

11:05 13/05/2024

Tối 12/5, chương trình Chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 đã diễn ra tại Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) với sự tranh tài của 30 người đẹp.

Người Dao Tiền gìn giữ trang phục truyền thống: Nỗ lực trao sức sống mới cho di sản

10:28 13/05/2024

Một trong những điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt của người Dao Tiền tỉnh Cao Bằng là trang phục. Trang phục dân tộc Dao Tiền nhã nhặn chàm và trắng, tinh tế với kỹ thuật nhuộm chàm và vẽ bằng sáp ong độc đáo hàng trăm năm.

Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6

09:15 13/05/2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới ban hành kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.

Gìn giữ nét đẹp khăn piêu

07:45 13/05/2024

Chiếc khăn piêu không chỉ góp phần làm đẹp cho bộ trang phục truyền thống của người Thái mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, nhiều câu lạc bộ dệt thổ cẩm dân tộc Thái được thành lập với mong muốn gìn giữ nét đẹp trên.

Trình diễn trang phục K’ho trên đường phố Đà Lạt

15:45 11/05/2024

Nằm trong chuỗi hoạt động Cung đường nghệ thuật mang chủ đề City of Arts Dalat, Street Fashion Show – Chương trình biểu diễn thời trang trên phố gồm 48 bộ trang phục đem đến một cái nhìn mới về trang phục, người con gái K’ho, hiện đại trẻ trung nhưng không kém phần mộc mạc đặc trưng.

Du khách thích thú khi trải nghiệm Cổ phục Việt Nam

15:23 09/05/2024

Trào lưu mặc Cổ phục Việt là một trong những điểm nhấn văn hóa đặc sắc thu hút rất nhiều các bạn trẻ cũng như du khách nước ngoài tham gia trải nghiệm khi đến thăm quan khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sẽ đăng quang trong trang phục áo dài Việt Nam

21:10 08/05/2024

Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam là cuộc thi nhan sắc tổ chức năm đầu tiên với thông điệp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí “công – dung – ngôn – hạnh” thời hiện đại. Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sẽ đăng quang trong trang phục áo dài Việt Nam.

Tuần Lễ Áo Dài Cộng Đồng Huế 2024 có điều gì hấp dẫn?

17:48 08/05/2024

Nhằm tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của tà Áo dài, “Tuần Lễ Áo Dài Cộng Đồng Huế 2024” sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 6. Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến mục tiêu xây dựng “Huế – Kinh đô Áo Dài Việt Nam”

Đừng nhân danh cách tân để làm biến dạng trang phục truyền thống

17:34 08/05/2024

Áo yếm là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. Gần đây, áo yếm có dấu hiệu bị biến tướng thành trang phục lộ liễu phản cảm trên sàn diễn thời trang hoặc nhiều bộ ảnh hiện nay.

“Tứ thân” truyền thông điệp gìn giữ gìn văn hóa truyền thống

17:33 08/05/2024

Qua bài hát “Tứ thân”, An Thu An muốn gửi đến mọi người về những giá trị truyền thống, lồng vào đó những thông điệp về quảng bá du lịch văn hóa.

Chốt danh sách đại diện Việt Nam tại Miss International 2024 và Miss World lần thứ 72

17:31 08/05/2024

Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy, Huỳnh Trần Ý Nhi lần lượt là đại diện Việt Nam tại Miss International 2024 và Miss World lần thứ 72.

Sức sống trẻ trong trang phục dân tộc

17:27 08/05/2024

Đi ngược với xu hướng của thời đại, hiện nay rất nhiều người trẻ không chỉ chú ý đến quần bò, áo phông mà “quay ngược thời gian”, để dành tình yêu cho những bộ trang phục cổ truyền của dân tộc.

Bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số: Cần mô hình hiệu quả

09:05 08/05/2024

Trang phục của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa lưu giữ giá trị tinh thần quý báu, bản sắc riêng của các tộc người. Tuy nhiên, những năm qua, các di sản này đang bị mai một dần, rất cần những động thái quan tâm, những mô hình hiệu quả để bảo tồn và phát huy.

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa trang phục truyền thống các dân tộc Lào Cai 2024

06:30 08/05/2024

Ngày 15/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc năm 2024”, nhằm tôn vinh và lan tỏa vẻ đẹp, giá trị văn hóa trang phục các dân tộc ở địa phương.

“Thời trang nhanh” vẫn được ưa chuộng

13:37 07/05/2024

Khái niệm “thời trang xanh” không còn mới với ngành thời trang quốc tế. Tuy nhiên, điều này vẫn còn khá xa lạ với thời trang trong nước, cần có những người tiên phong dám nghĩ, dám làm để đưa thời trang Việt hội nhập quốc tế.

Vòng bán kết “Hoa hậu du lịch Việt Nam năm 2024” sẽ diễn ra tại Sa Pa

22:22 06/05/2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung vừa ký văn bản đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Bấm để xem thêm