Trong thời gian qua, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế các nước là thị trường chính của Việt Nam có dấu hiệu suy thoái, nhu cầu giảm mạnh, chi phí nguyên vật liệu tăng cao khiến các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình hình việc làm, thu nhập của người lao động giảm.
- Đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam tại khu vực xảy ra động đất ở Nhật Bản
- Hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến chăm lo phúc lợi cho người lao động
- Doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội khiến người lao động lao đao
Liên quan đến vấn đề tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Long An nêu vấn đề hiện nay, đời sống của công nhân lao động vẫn còn nhiều khó khăn do tiền lương, thu nhập còn thấp, thường xuyên tăng ca mới có đủ thu nhập trang trải các khoản chi phí sinh hoạt. Do đó, cử tri kiến nghị có những chính sách riêng để hỗ trợ, góp phần nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong thời gian tới.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo quy định của Bộ luật Lao động, hoang mang trước giới tính trong khu vực doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế. Chính phủ chỉ quy định mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất được trả cho người lao động. Tiền lương của người lao động do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ, vị trí công việc mà người lao động đảm nhận, năng suất lao động và kết quả thực hiện công việc. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung – cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu. Căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, trong những năm qua, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các thành viên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động, vừa không tác động lớn đến khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm được việc làm cho người lao động. Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu theo tháng tăng 6%, với các mức: Vùng I là 4.960.000 đồng; Vùng II là 4.410.000 đồng; Vùng III là 3.860.000 đồng; Vùng IV là 3.450.000 đồng. Mức điều chỉnh này đã bảo đảm mức sống tối thiểu và cải thiện hơn cho người lao động.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bộ đang chỉ đạo các cơ quan lao động tại địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình lao động, việc làm, tình hình cung – cầu lao động, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ cho người lao động. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phân tích, đánh giá tình hình thị trường lao động, việc làm, đời sống của người lao động, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. “Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tế, Bộ sẽ phối hợp với các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia tiếp tục nghiên cứu, khuyến nghị Chính phủ có những quy định phù hợp với từng thời kỳ”, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định.
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, Bộ đang xây dựng hàng loạt nghị định điều chỉnh tiền lương, lương hưu và trợ cấp theo chỉ đạo của Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương đối với người lao động khu vực doanh nghiệp, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Bên cạnh 5 Nghị định về các nội dung quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi, bổ sung); về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sửa đổi, bổ sung) và các Thông tư hướng dẫn, thì một trong những nội dung quan trọng nữa là hoàn thiện chế độ nâng bậc lương. Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ Nội vụ (cơ quan chủ trì) nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp; xây dựng báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, xây dựng điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo quy định tại điểm đ mục 6.2 Nghị quyết số 142/2024/QH15…