Vắc xin phế cầu 23 đang được triển khai tiêm chủng rộng rãi cho trẻ em và người lớn tại gần 200 trung tâm VNVC ở 55 tỉnh, thành trên cả nước. Vắc xin giúp phòng các bệnh lý nguy hiểm do 23 chủng phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…
- Sởi gây hàng loạt biến chứng, không hề “lành tính” như nhiều người nghĩ
- Phòng, chống sốt xuất huyết trong khi chờ đợi vaccine
- Cần tạo miễn dịch cộng đồng bằng vaccine để ngăn dịch sởi bùng phát
Ngày 28/8, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vắc xin mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
Vắc xin phế cầu 23 có tên gọi Pneumovax 23 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất hiện đã có mặt ở gần 50 quốc gia trên thế giới. 400 triệu liều đã được sử dụng để bảo vệ cộng đồng. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam có cơ hội được tiêm vắc xin này.

Hệ thống tiêm chủng VNVC cùng MSD Việt Nam ra mắt vắc xin mới phòng 23 chủng phế cầu tại TP.HCM sáng 28/8.
Hiện vắc xin phế cầu 23 đã có đầy đủ tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, được bảo quản an toàn trong hệ thống hàng trăm kho lạnh đạt chuẩn GSP chất lượng quốc tế và sẵn sàng triển khai tiêm rộng rãi cho trẻ em từ 2 tuổi, người lớn, người cao tuổi có bệnh nền.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết lịch tiêm vắc xin phế cầu 23 sẽ tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa. Vắc xin được khuyến cáo tiêm bổ sung cho trẻ em và người lớn đã tiêm vắc xin phế cầu 10 và 13 để củng cố hiệu quả và tăng cường bảo vệ trước các chủng phế cầu khác mà hai loại vắc xin này chưa có gồm: 2, 8, 9N, 10A, 11A, 12F, 15B, 17F, 20, 22F, 33F. Hiệu quả vắc xin đã được chứng minh lên đến 86% ở người có bệnh lý nền, người cao tuổi (tuỳ đối tượng).
Vi khuẩn phế cầu gây ra 2 dạng bệnh lý gồm bệnh lý phế cầu xâm lấn (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết) và bệnh lý phế cầu không xâm lấn (viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,…). WHO ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Hơn 90% số ca tử vong do phế cầu xảy ra ở các nước đang phát triển.
Ngay trong ngày đầu triển khai, VNVC ghi nhận nhiều khách hàng là trẻ em, người cao tuổi đến vắc xin phế cầu 23 bảo vệ hệ hô hấp trong thời điểm giao mùa sau khi đã tiêm vắc xin phế cầu 10 và phế cầu 13 trước đây.
Bà Phan Thị Bê 65 tuổi (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết nghe tin VNVC có vắc xin mới, bà cùng chồng sắp xếp đến tiêm ngay. “Tôi mắc viêm xoang, đái tháo đường, chồng bị cao huyết áp, là những đối tượng dễ trở nặng, viêm phổi nhập viện nếu bị vi khuẩn phế cầu tấn công”, bà Bê chia sẻ.
Tại lễ ra mắt vắc xin, ông Phan Trọng Giáo, Giám đốc Y khoa, Công ty MSD Việt Nam cho biết các bệnh phế cầu hiện là gánh nặng toàn cầu với gần 9,8 triệu người mắc, nguy cơ tử vong lên đến 25% dù được chữa trị và sử dụng kháng sinh hợp lý được thống kê riêng trong năm 2021.
“Trẻ em và người cao tuổi ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ước tính mỗi năm có 1 triệu trẻ tử vong do phế cầu. Với hơn 4 thập kỷ lưu hành, vắc xin phế cầu của MSD vừa được cấp phép tại Việt Nam hiện là 1 trong 3 loại vắc xin được CDC Mỹ khuyến cáo sử dụng”, ông Giáo cho hay.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, trong gần 8 năm qua, VNVC đã cùng các hãng vắc xin đưa về Việt Nam 10 loại vắc xin mới, giúp hạn chế