Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng trưa chiều 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tuần này (16-22/12) khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, ngày nắng, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 5-6/12 khu vực Bắc Bộ có khả năng chuyển rét.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (30/11-1/12) miền Bắc duy trì thời tiết đêm và sáng trời lạnh, trưa chiều hửng nắng. Các khu vực khác có mưa vài nơi.
7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác…
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) đêm nay (12/11) sẽ tan trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Ngãi-Phú Yên. Trong khi đó, bão số 8 giật cấp 12 trên biển Đông.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay (12/11) bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong 12 giờ tới, bão số 7 tiếp tục suy yếu, đến 19h ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển Quảng Nam – Bình Định.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 7 có sức gió mạnh cấp 13 giật cấp 16 cách quần đảo Hoàng Sa 330km. Cùng thời điểm, gần biển Đông đang xuất hiện cơn bão TORAJI.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 12h ngày 26/10, vị trí tâm bão trên vùng quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khoảng chiều 26/10, các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Ngãi mưa vừa, mưa to đến rất to, trọng tâm rơi vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đến Quảng Nam. Lượng mưa phổ biến 300 – 500mm trong vòng 3 ngày.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều nay (24/10) bão Trà Mi sẽ đi vào biển Đông.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng 24 giờ tới bão sẽ đi vào biển Đông, với sức gió mạnh cấp 9 giật cấp 11.
Mỗi cơn bão xuất hiện trên Trái đất đều có tên gọi. Vậy những cơn bão này do ai đặt tên và quy tắc đặt tên cho các cơn bão như thế nào?
Theo ông Vũ Tuấn Anh – Phó Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, theo nhận định ban đầu, khả năng cơn bão đi qua quần đảo Hoàng Sa sẽ đạt đến cấp 12, giật cấp 15 và tiếp tục hướng đến bờ biển các tỉnh Trung Bộ.
Vị trí tâm bão ở trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đến sáng nay (18/9), áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại. Đến lúc 10h sáng nay, vị trí áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sau khi di chuyển vào biển Đông, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Đến thời điểm hiện tại, khả năng cao nhất là bão đi vào khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines).
Theo Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, cơn bão Bebinca sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc. Tuy nhiên, từ nay đến hết tháng 9 trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (14-15/9) mưa dông vẫn duy trì ở hầu khắp các khu vực trên cả nước.
Từ rạng sáng nay (12/9), mực nước trên sông Hồng đã bắt đầu rút chậm với tốc độ khoảng 2-4cm/giờ. Mực nước trên các sông khác cũng đang có chuyển biến tích cực.
“Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho hay.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia mưa lớn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và nguy cơ sạt lở, sụt lún đất ở nhiều nơi.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 10/9, mưa to đến rất to vẫn duy trì ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa. Đồng thời, cơ quan này cảnh báo rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp độ 2 ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ.
PAGASA dự báo có khả năng xuất hiện thêm 2 cơn bão nhiệt đới gần Biển Đông trong tháng 9, sau khi siêu bão số 3 Yagi vừa gây thiệt hại lớn. Còn theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tuần từ (9/9 – 15/9) hình thái thời tiết mưa rào và dông duy trì ở hầu hết các khu vực trên cả nước.
Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia vừa phát đi bản tin lũ trên các sông và cảnh báo quét, sạt lở đất, sụt lún đất tại các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa. Theo đó, từ nay đến 11/9, trên các sông ở khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện 1 đợt lũ.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, Bắc Bộ và Thanh Hóa vẫn tiếp tục có mưa to đến rất to. Cảnh giác lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực.
Mưa bão khiến một số con ngõ của Hà Nội xuất hiện hiện tượng ngập úng từ tối 7/9. Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong những giờ tới, khu vực thành phố Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 70mm. Cần đề phòng ngập lụt trên nhiều tuyến phố Thủ đô…
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, khi bão chưa vào đất liền, mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản…
Theo ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, số liệu mới nhất, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào lúc 22h ngày 6/9, bão số 3 đã giảm tiếp 1 cấp, tức là cường độ của bão số 3 hiện còn ở cấp 14 giật cấp 17.
Theo ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT cho biết, bão số 3 vẫn chưa đổ bộ vào đất liền. Dự báo 22h đêm nay 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Khu vực Hà Nội từ gần 15h hôm nay mây và sấm sét kéo đến, mưa nhanh chóng xối xuống các quận nội thành.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 10h hôm nay, bão số 3 chỉ cách Quảng Ninh 570km, với sức gió mạnh cấp 16 giật cấp 17. Các địa phương đã lên kế hoạch, tạm hoãn các cuộc họp chưa cấp bách để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 ở mức cao nhất.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 4h sáng nay, bão số 3 cách Quảng Ninh 620km.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 13h ngày 5/9, vị trí tâm siêu bão ở trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, qua đánh giá, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hà Nội và loạt tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình… sẽ mưa lớn.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 2/9, mưa dông vẫn bao trùm khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ. Mưa dông ở khu vực này khả năng còn kéo dài.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, ngày mai (16/8) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tuần này (12-18/8) mưa dông tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ, đến ngày 18/8 mưa dông giảm dần.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, mưa lớn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Từ khoảng ngày 18/8 mưa khả năng giảm dần.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (10-11/8) nắng nóng sẽ chấm dứt ở Bắc Bộ và chuyển mưa rào rải rác, có dông.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tuần này (5-11/8) khu vực vùng núi Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông, khu vực đồng bằng có nơi nắng nóng gay gắt.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 6/8, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 37 độ C.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, mưa dông vẫn bao trùm khu vực Tây Bắc, Việt Bắc của Bắc Bộ. Tuy nhiên, khu vực đồng bằng Bắc Bộ lại có nắng nóng kéo dài.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 3/8, mưa rào và dông vẫn duy trì ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (ngày 3-4/8) mưa rào và dông tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tháng 8/2024, khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều ngày mưa, trong đó khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng.