Bị các đối tượng gọi điện giả danh cảnh sát đe doạ vướng vào đường dây rửa tiền và buôn bán ma tuý, bà cụ 75 tuổi lo sợ đi rút tiền trong ngân hàng gửi cho chúng…
Công an xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa ngăn chặn kịp thời một người phụ nữ thế chấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để lấy 300 triệu đồng đầu tư vào app “Nuôi bò” online.
Với lời mời chào hấp dẫn nhiệm vụ sẽ được hưởng hoa hồng, chị L đã chuyển 330 triệu đồng nhưng không rút được tiền.
Đối tượng Quỳnh liều lĩnh yêu cầu người bị hại đem tiền tới gửi ở cổng Công an huyện Ngọc Hồi gửi. Sau đó, Quỳnh trực tiếp đến và yêu cầu cán bộ trực cổng cho nhận túi đồ…
Sử dụng mạng xã hội sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là các “bẫy” lừa tiền bạc và tình cảm, dẫn đến suy yếu niềm tin, đe dọa sự bền vững của mái ấm gia đình.
Sở KH&ĐT Lâm Đồng khẳng định không chủ động liên hệ người dân, doanh nghiệp qua điện thoại để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cài đặt các ứng dụng trên điện thoại di động.
Tòa phúc thẩm đánh giá, theo đơn tố cáo của bà Chúc về hai đối tượng lừa đảo có thể thấy lỗi của bà Chúc khi cài đặt các phần mềm độc hại mà họ yêu cầu.
Sử dụng mã nhân viên để đặt lệnh xin mua máy điện thoại của các cửa hàng trên hệ thống, sau đó lợi dụng kẽ hở trên phần mềm của hệ thống quản lý tình trạng hàng hóa “đang di chuyển”, Dũng đã chiếm đoạt 139 iPhone 14 Promax của công ty.
Ngày 26/6, Công an huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đang tạm giữ hình sự Ngô Trung Quang (28 tuổi, ngụ phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo lừa đảo từ hình thức tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng online để nhận hoa hồng song nhiều người vẫn sập bẫy. Mới đây nhất là trường hợp của người phụ nữ sinh năm 1989, Đông Anh (Hà Nội) bị lừa đảo với số tiền lên đến gần 1,4 tỷ đồng.
Người phụ nữ nhận cuộc điện thoại của người tự xưng là cán bộ Công an, yêu cầu tải app Dịch vụ công để làm định danh mức 2. Sau khi tải, chị này mất gần 6 tỷ đồng.
Bộ GD&ĐT đề nghị người dân thận trọng khi sử dụng các nguồn thông tin không chính thức, mạo danh. Tuyệt đối không nghe theo, liên hệ và chuyển tiền cho các đối tượng này.
Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhưng cũng mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt đối với trẻ em. Một trong những nguy cơ đáng báo động hiện nay là việc trẻ bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn thông qua mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin.
Lợi dụng niềm tin của người dân đối với lực lượng công an, nhiều đối tượng đã lên mạng mua quân phục công an, công cụ hỗ trợ rồi khoác lên người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác và cập nhật các kiến thức cần thiết, cách nhận biết các đối tượng giả danh công an để không rơi vào bẫy của kẻ xấu.
Thông qua mạng xã hội, bà N.T.D đã quen biết và được “bạn trai” ở Dubai hứa hẹn kết hôn sau khi đến Việt Nam. Khi lấy được lòng tin của nạn nhân, người đàn ông này đã viện lý do nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của chị D.
Một cụ bà ở Hà Nội đã mất hơn 1 tỉ đồng sau khi nhận được cuộc gọi của kẻ giả mạo công an.
Ngày 2/6, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa tiếp nhận và đang tiến hành điều tra vụ một người phụ nữ bị lừa mất 2,8 tỷ đồng trên mạng xã hội.
Sau khi liên hệ với fanpage trên facebook đăng ký giải chạy marathon cho con, chị X (thường trú trên địa bàn tỉnh Kon Tum) đã bị các đối tượng lừa đảo dẫn dụ làm nhiệm vụ mua đồ tập luyện, chiếm đoạt số tiền lớn.
Anh Tiến được người bạn trên Facebook nhờ nhận hộ 5,4 triệu USD nên nhận lời. Sau đó, anh Tiến bị nhiều người lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Ngày 13/5 tại Hà Nội, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Tham dự Hội thảo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã trao đổi, đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.