Ngày 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mưa lớn gây ra tình trạng sạt lở đất ở huyện miền núi A Lưới khiến hai người bị thương.
Trong sáng ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa lớn, tại đảo Cù Lao Chàm nước chảy như thác đổ. Chính quyền tỉnh này phát cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở tại vùng núi và ngập úng tại vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.
Mưa lớn đã làm cho đá từ trên núi rơi xuống chặn ngang đường, một cây xanh ngã đổ đè trúng hai cha con đang đi xe máy trên Quốc lộ 7A đoạn qua huyện Con Cuông, Nghệ An.
Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cơn bão số 4 đã làm 1 người bị thương; 93 nhà hư hại như tốc mái, đổ tường… và nhiều thiệt hại khác.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam mới phát tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh.
“Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho hay.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia mưa lớn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và nguy cơ sạt lở, sụt lún đất ở nhiều nơi.
Chiều 8/9, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thiên tai phục vụ công tác phòng, chống khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Trong đó, Cơ quan khí tượng nhấn mạnh đến dự báo mưa, lũ quét, sạt lở đất tại Yên Bái.
Cơn bão số 3 gây nhiều hậu quả thiệt hại tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc, đặc biệt trong đó có TP Hà Nội. Ngay khi những sự cố như: cây gãy đổ, nhà tốc mái, sập mái nhà xảy ra, người dân đã nhanh chóng chung tay hỗ trợ lực lượng chức năng khắc phục hậu quả.
Mưa bão khiến một số con ngõ của Hà Nội xuất hiện hiện tượng ngập úng từ tối 7/9. Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong những giờ tới, khu vực thành phố Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 70mm. Cần đề phòng ngập lụt trên nhiều tuyến phố Thủ đô…
7h hôm nay, 7/9, tâm bão cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 153km, sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. Bão di chuyển tiếp theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h. Hà Nội và nhiều khu vực từ nửa đêm về sáng mưa rả rích theo đợt, sau mưa liên tục, gió mạnh dần. Dự báo khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá mưa lớn diện rộng, có nơi trên 500mm…
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, khi bão chưa vào đất liền, mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản…
Chiều 6/9, cơn dông và gió to, kèm sấm sét kéo dài gần 1 giờ đồng hồ tại TP Hà Nội, nhiều tuyến đường đã ngập, cây cối bị đổ.
Đến đêm 2/8, vị trí sạt lở trên đỉnh đèo So và các đoạn bị sạt lở trên tuyến QL 3C kết nối huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Kạn cơ bản được đơn vị thi công, các lực lượng chức năng của Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên khắc phục, giao thông được kết nối.
Ngày 23/7, theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, bão số 2 (Prapiroon) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển vào bờ biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng gây gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9 và mưa rải rác, có nơi mưa vừa đến mưa to.
Ảnh hưởng mưa lớn một đoạn đường (đoạn Km 264+700) trên QL16 (tại dốc Chuối, địa bàn xã Châu Kim, huyện Quế Phong, Nghệ An) bị sụt lún nghiêm trọng. Ngành Giao thông tỉnh Nghệ An đang đề xuất cấm xe khách lưu thông và cấm xe tải vào ban đêm để đảm bảo an toàn.
Sau trận mưa lớn vào rạng sáng nay, nhiều tuyến đường tại TP. Rạch Giá bị ngập sâu, khiến nhiều xe máy và ô tô chết máy, người dân phải bì bõm dắt xe lội nước…
Nhiều vị trí của bờ sông Cầu và bờ sông Đào bị sạt lở, bờ tường 1 trạm y tế bị đổ, 1 trường mầm non bị tốc mái…, do mưa dông kéo dài 2 ngày tại huyện Phú Bình (Thái Nguyên).
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, mưa rào và dông ở Bắc Bộ sẽ tiếp diễn đến sáng mai, ngày 10/6.
Đợt mưa dông ở Bắc Bộ đã gây thiệt hại ở nhiều địa phương, với nhiều sự cố khó lường…
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, mưa lớn xảy ra từ đêm 4/6 đến ngày 5/6 gây nhiều thiệt hại.
Mưa lớn kéo dài trong sáng 17/5 khiến nhiều tuyến phố Đà Nẵng bị ngập, nhiều phương tiện chết máy, một số vị trí giao thông khó di chuyển trong giờ cao điểm.
Tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội, cho biết, đến khoảng 1h ngày 13/5, lực lượng chức năng gồm: Quân đội, Công an; các bộ phận liên quan của xã Ba Trại (huyện Ba Vì)… đã nỗ lực tìm kiếm và đưa được 3 nạn nhân ra khỏi khu vực bị sập, đổ tường nhà dân. Sau đó, cơ quan chức năng xác định cả 3 nạn nhân đã bị tử vong.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (9/5) mưa dông vẫn duy trì ở Bắc Bộ, từ đêm mai mưa lớn sẽ giảm dần.