Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng trong hành trình phát triển của Hà Nội. Từ đó đến nay, Thủ đô không ngừng vươn lên và phát triển, từ một thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh đến một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Dù vậy, trong suốt 70 năm qua, người Hà Nội vẫn luôn giữ vững nét hào hoa, thanh lịch trong nếp sống văn hóa, trong khi tiếp thu những giá trị mới để hòa nhập với thế giới hiện đại.
Phát triển năng lượng xanh, thân thiện môi trường là xu hướng mà thế giới đang thực hiện. Các tập đoàn năng lượng Việt Nam cũng chung dòng chảy. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đề ra, Việt Nam còn nhiều việc phải làm.
Quảng bá vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, ẩm thực qua những thước phim đã trở thành “kim chỉ nam” phát triển du lịch của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam sở hữu bề dày lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên phù hợp phát triển du lịch điện ảnh. Tuy nhiên, để kích cầu du lịch bằng điện ảnh hiệu quả, Việt Nam cần có một chiến lược dài hơi hơn nữa.
Trong bài viết về di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết và những thành tựu đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững và phát huy hơn nữa cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước, đưa đất nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững.
Hôm qua (23/7), tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.
Hôm qua (26/6), Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, trong đó có lập khu thương mại tự do (FTZ) gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thí điểm cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Thời gian thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù mới là 5 năm.
Ngày mai (18/5) là Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam. Những năm qua, KH&CN Việt Nam đã có thành tựu đáng mừng. Chính vì thế, những xếp hạng quốc tế về KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam không ngừng được cải thiện.
Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa thể thao của Nhân dân trên địa bàn dân cư; đồng thời thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội của trung ương và địa phương.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực… là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).