Thời điểm cuối năm, nhu cầu sử dụng các dịch vụ như thuê người, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa, đổi tiền mới… tăng cao. Đây cũng là lúc các đối tượng lừa đảo hoành hành, “đánh” vào nhu cầu của người dân để “móc túi” họ một cách bất chính.
Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.
Trước thực trạng tội phạm mua, bán người hoạt động ngày càng tinh vi, các ngành chức năng tỉnh Nghệ An đã và đang tập trung, tăng cường nhiều giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống loại tội phạm trên.
Thời gian gần đây, mặc dù, cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều vụ án nhưng thực tế cho thấy, tội phạm liên quan đến tiền giả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động ngày càng tinh vi và có dấu hiệu gia tăng.
Hơn một thập kỷ qua, Chỉ thị 2011/36/EU, còn gọi là Chỉ thị Chống buôn bán người năm 2011, là công cụ chính của Liên minh Châu Âu (EU) trong việc giải quyết nạn buôn người và bảo vệ nạn nhân. Tuy nhiên, do diễn biến ngày càng phức tạp, Ủy ban Châu Âu mới đây đã thông qua luật mới, nhằm củng cố hành lang pháp lý, thúc đẩy chiến lược toàn diện để xóa bỏ vấn nạn này.
Ngày 4/7/2024, nam thanh niên SN 1999 (ngụ xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT)) đến Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM) Công an BR-VT trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tiền khi tham gia nhóm “Đầu tư sinh lời”.
Đào Anh Tuấn đã lợi dụng lúc mọi người ngủ say rồi lấy trộm chìa khóa xe máy của một nhân viên làm cùng quán Game trên địa bàn phường Xuân La (quận Tây Hồ) và lấy xe máy mang đi tiêu thụ.