Bộ Ngoại giao ngày 29/7 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste José Ramos-Horta sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/7 đến ngày 3/8/2024.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn nước ngoài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Quản lý thị trường vàng: Vừa bảo đảm vai trò quản lý nhà nước, vừa thông thoáng thị trường
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Việt Nam và Timor-Leste có quan hệ hữu nghị lâu đời. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công nhận Mặt trận Cách mạng vì một Timor-Leste độc lập (FRETILIN) (9/1975). Gần đây quan hệ hai nước có những bước phát triển.
Về hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư, trong những năm gần đây, do tác động của Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước có xu hướng giảm; trao đổi thương mại trong những năm qua mang tính một chiều, chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Timor-Leste (trong đó mặt hàng gạo chiếm hơn 90%, còn lại là hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến).
Timor-Leste và Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ về Thương mại gạo. Năm 2023, nước ta xuất khẩu 15.320 tấn gạo sang Timor-Leste, trị giá gần 8,8 triệu USD. Tính đến tháng 4/2024, Việt Nam xuất khẩu 3.866 tấn gạo sang Timor-Leste, trị giá gần 2,6 triệu USD.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) hiện có dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông tại Timor-Leste (với tên gọi Telemor, thành lập ngày 22/8/2012, chính thức cấp dịch vụ từ ngày 10/7/2013), vốn đầu tư ban đầu là 500.000 USD sau đó tăng dần lên 10 triệu USD. Sau 10 năm phát triển, Telemor đã góp phần làm thay đổi nền viễn thông Timor-Leste, đóng góp quá trình phát triển của nước này.
Bên cạnh đó, hai nước có tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng; trao đổi hàng nông sản, dệt may, hàng tiêu dùng, máy công nghiệp, thiết bị điện, giáo dục, văn hóa, du lịch… Tuy nhiên, hợp tác giữa hai nước còn hạn chế.