Ngày 21/10, Hội nghị “Mátxcơva-Hà Nội: Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực y tế và dược phẩm” diễn ra tại khách sạn Melia (Hà Nội), với sự tham gia của đại diện nhiều doanh nghiệp Nga và Việt Nam trong ngành thiết bị y tế, dược phẩm.
- Tiếp tục tham vấn để thúc đẩy các hợp tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả giữa Việt Nam, Lào, Campuchia
- Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy: Ngày càng có chiều sâu, hiệu quả, thực chất
- Tạo đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới giữa Việt Nam và Singapore
Sự kiện do Sở Kinh tế đối ngoại và Quan hệ quốc tế Thành phố Mátxcơva tổ chức, nhằm góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai Thủ đô Hà Nội – Mátxcơva, đồng thời thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước trong ngành công nghiệp y tế và dược phẩm.
Tại hội nghị, các chuyên gia y tế từ cả hai quốc gia đã thảo luận về cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế, phục hồi chức năng, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bệnh viện và công nghệ hiện đại trong thiết bị y tế.
Các doanh nghiệp Nga đã giới thiệu những đổi mới quan trọng trong lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế và vật lý trị liệu, cùng các giải pháp số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và vaccine.
Theo ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga là mối quan hệ đặc biệt. Hiện nay, Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện duy nhất của Liên bang Nga ở khu vực Đông Nam Á.
Nga đã có gần 200 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam tại Nga tăng mạnh, từ khoảng 100 triệu USD vào đầu những năm 2000 lên mức 3 tỷ USD năm 2023. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã có 25 dự án đầu tư vào Liên bang Nga với tổng số vốn đầu tư mới và tăng vốn đạt gần 3 tỷ USD.
Tại hội nghị, TS. Trần Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Phát triển Dữ liệu và Công nghệ số Việt Nam (VIDT) nhận định về tiềm năng hợp tác chuyển đổi số giữa Việt Nam và Nga. Ông cho rằng Việt Nam và Nga đang đứng trước một cơ hội lớn để hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, khi Nga có thế mạnh về nghiên cứu khoa học và đã tiến xa trong quá trình này. Còn Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chuyển đổi số, có thể tận dụng kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ Nga. |